facebook twitter mail youtube
Thống kê truy cập

Online: 5

Hôm nay: 49.

Tổng số: 427313.

Cách cách điều trị tại nhà khi bé sốt cao

Bé bị sốt không nhất thiết phải đưa đến bệnh viện mà có thể điều trị bằng các phương pháp vật lý tại nhà.

Sốt là một hiện tượng phổ biến ở trẻ em. Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể để chống chọi lại với nhiều loại bệnh, đặc biệt là nhiễm trùng. Đa phần sốt không quá nguy hiểm nếu được chữa trị đúng cách và kịp thời.

Để biết cách điều trị khi bé bị sốt, mời các bậc cha mẹ tham khảo các thông tin dưới đây:

1. Dấu hiệu bé bị sốt

Thân nhiệt bình thường của trẻ nhỏ dao động từ 36,5 đến 37,5 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể của bé tăng lên 38 độ C thì có nghĩa là bé bị sốt. Bên cạnh nhiệt độ tăng cao, bé cũng có thể có các biểu hiện sau khi bị sốt.

Kết quả hình ảnh cho periodo de incubacion difteria

- Bé mệt mỏi, người nóng.

- Bé cáu kỉnh, quấy khóc.

- Bé buồn ngủ hơn bình thường.

- Bé nôn mửa.

- Bé run rẩy.

Đối với bé dưới 3 tháng tuổi thì mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ khi nhiệt độ cơ thể đo được ở trực tràng từ 38 độ C trở lên.

2. Nguyên nhân bé bị sốt

Sốt là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể bé để chống chọi lại với bệnh tật. Nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt ở trẻ nhỏ là nhiễm virus. Sốt do vi khuẩn thường hiếm gặp hơn nhưng sẽ nghiêm trọng hơn.

- Sốt do viêm tai: Bé sốt cao, đau tai, bỏ ăn, quấy khóc, nghe không rõ. Ngoài ra bé cũng thường xuyên đưa tay vào tai, ngoáy hay kéo tai.

- Sốt do sởi: Bé sốt cao liên tục, xổ mũi, ho nhiều, mắt đỏ, và phát ban.

- Sốt xuất huyết: Bé sốt cao 3 ngày liên tục, da xuất hiện các chấm xuất huyết, chảy máu mũi, chảy máu chân răng…

- Sốt do cảm cúm: Bé sốt 2 đến 3 ngày, sổ mũi, đau họng, ho, chán ăn, mệt mỏi.

- Sốt do viêm phổi: Bé sốt cao, bỏ ăn, thở nhanh.

- Sốt phát ban: Bé sốt từ 3 đến 7 ngày sau đó nổi ban khắp người.

- Sốt do viêm màng não: Bé sốt kèm theo thóp phồng, cổ cứng, nôn mửa, ngủ li bì, nhạy cảm với ánh nắng.

Ngoài ra thân nhiệt bé cũng có thể tăng cao khi bé tiêm chủng hoặc mặc quá nhiều quần áo.

3. Cách điều trị khi bé bị sốt

Khi bé bị sốt, mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để điều trị đúng cách. Ngoài ra mẹ có thể thực hiện các phương pháp sau tại nhà để hạ sốt cho bé:

Kết quả hình ảnh cho high fever baby

- Dùng thuốc hạ sốt: Khi bé bị sốt cao, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi cho bé uống thuốc mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng. Chú ý mẹ không nên cho bé dưới 3 tháng tuổi uống thuốc hạ sốt mà không có ý kiến của bác sĩ.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết nếu trẻ sốt 38,5 độ Ctrở lên, bố mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt như: paracetamol và ibuprofel. Tuy nhiên, bố mẹ không nên cho trẻ uống xen kẽ hai loại thuốc này vì liều lượng khác nhau.

- Uống đủ nước: Sốt cao sẽ khiến cơ thể bé bị mất nước. Vì vậy mẹ cần đảm bảo bé uống nhiều nước.

- Chườm ấm: Mẹ lấy khăn mềm nhúng vào nước ấm, vắt nhẹ. Sau đó mẹ dùng khăn lau 2 hõm nách, bẹn và toàn thân cho bé.

- Tắm nước ấm: Tắm nước ấm cho bé cũng là một cách hiệu quả để giúp giảm thân nhiệt. Mẹ nên tắm cho bé trong phòng kín gió.

- Ăn uống đủ chất: Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng, mau chóng hồi phục sức khỏe. Khi bé bị sốt mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai lưu ý 4 điều quan trọng để xử trí khi bé bị sốt:

1. Uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C

2. Để phòng thoáng khí, không đóng kín cửa

3. Nới lỏng quần áo

4. Bổ sung nước cho trẻ

 

⊹⊱ღ✿ SHOP ME BO ✿ღ⊰⊹
0981928532 - 0984185369
Chuyên bán buôn bán lẻ hàng xách tay Nhật Bản.
Nhận order hàng Nhật.
Ship hàng toàn quốc.

Hãy yêu thương bản thân mình để làm cho cuộc sống này TỐT HƠN với những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động chỉ có tại nhà thuốc 832 Minh Khai! (Đèn đỏ ngã ba giao cắt Lạc Trung với Minh Khai - chân dốc Minh Khai)