facebook twitter mail youtube
Thống kê truy cập

Online: 4

Hôm nay: 221.

Tổng số: 427485.

DẤU HIỆU TRẦM CẢM SAU SINH (TIẾP)

Nhiều phụ nữ bị cơn buồn thoáng qua sau sinh, với dấu hiệu buồn bã, lo lắng, bực bội, tính khí thất thường và mệt mỏi. Những cơn buồn này được xem là bình thường, chóng qua, và sẽ tự hết trong vòng khoảng mười ngày sau khi sinh mà không cần uống thuốc.

Cần nhận biết được các dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh để có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia: Nếu chỉ là cơn buồn thoáng qua thì tìm đến chuyên gia trị liệu tâm lý, còn nếu chính xác là bệnh trầm cảm sau sinh thì khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Tuy nhiên, theo ước tính của Đại Học Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ, khoảng 10 phần trăm phụ nữ mới sinh có triệu chứng buồn bã ngày càng nặng hơn và kéo dài ít nhất 2 tuần, thậm chí đến vài tháng. Đó có thể là chứng trầm cảm sau sinh, khiến người mẹ buồn nản, lo âu, hoặc thất vọng đến nỗi không chu toàn được công việc hàng ngày.

Ngoài ra, cứ khoảng 500 người mẹ mới sinh thì có 1 người mắc trầm cảm nặng có loạn thần, được gọi là loạn thần sau sinh, khiến người mẹ có những hoang tưởng hoặc ảo giác, thường dẫn tới việc làm hại chính mình và con. Trường hợp này cần được lập tức điều trị bằng thuốc.

Biểu hiện trầm cảm sau sinh giống bệnh trầm cảm nói chung, nhưng xuất hiện vào thời điểm trong vòng 6 tháng sau khi sinh con. Khi nhận thấy những dấu hiệu trầm cảm kéo dài từ 2 tuần trở lên, cần nghĩ ngay đến trầm cảm sau sinh:

3 triệu chứng chính là:

- Khí sắc giảm, buồn rầu, tình trạng buồn chán này kéo dài trên 2 tuần.

- Giảm nhiệt tình, giảm hứng thú, không còn ham muốn với những sở thích trước kia.

- Giảm năng lượng: Người mệt mỏi, làm bất cứ việc gì nhỏ nhẹ cũng thấy mệt. Mệt mỏi tăng về buổi sáng.

Ngoài ra có các triệu chứng phụ: 1. Tâm trạng buồn bã  2. Giảm hứng thú hoạt động   3. Cảm thấy vô dụng hay tội lỗi  4. Khó tập trung hoặc không quyết đoán  5. Thường nghĩ đến cái chết và tự tử  6. Thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân  7. Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều  8. Suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm  9. Mệt mỏi, thiếu sinh lực 

Suy nhược cơ thể: mệt mỏi triền miên, thờ ơ việc nhà, cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần, có khi khóc cả ngày không có lý do; cảm giác bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi, kiệt sức, buồn bã, trống rỗng.

Lo lắng: cảm giác bị bệnh và luôn than phiền về sức khỏe. Cảm thấy đau dữ dội (thường than đau đầu, cổ, lưng, ngực hoặc tim) nhưng bác sĩ không tìm ra nguyên nhân…

Hoảng hốt: căng thẳng bồn chồn, bất an, dễ nổi nóng với những tình huống xảy ra hằng ngày và khó bình tĩnh lại.

Căng thẳng: có cảm giác như muốn nổ tung ra.

Cảm giác bị ám ảnh: bị ám ảnh về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Có khi sợ hãi hoặc đi kèm với cảm giác tội lỗi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ.

Mất tập trung: khó tập trung đọc sách, xem tivi hay trò chuyện bình thường, cảm thấy trí nhớ kém.

Rối loạn giấc ngủ: rất khó ngủ hoặc không ngủ được, ngủ không liên tục.

Tình dục: mất hứng thú tình dục thường kéo dài một thời gian

* Nhìn tương lai thấy ảm đạm, bi quan.

* Ăn mất ngon miệng

* Ý tưởng bị tội và không xứng đáng, tâm trạng tuyệt vọng, cảm thấy mình vô dụng, có ý tưởng và hành vi tự sát.

Nếu các triệu chứng nêu trên kéo dài trên 2 tuần, hãy thông báo cho bác sỹ hoặc nhân viên y tế. Khi nghi ngờ hoặc phát hiện trầm cảm sau sinh, bệnh nhân nên khám và điều trị tại bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tâm thần. Chứng trầm cảm sau sinh cần được bác sĩ chuyên khoa tâm thần chẩn đoán và điều trị. Không nên khám ở phòng khám chung nội khoa vì sẽ mất cơ hội được điều trị đúng thầy đúng thuốc ngay từ đầu.

Kết quả hình ảnh cho postnatal depression

Gọi ngay 0988079038 - TS. BS Trần thị Hồng Thu - để được tư vấn miễn phí và điều trị kịp thời.